Niềng răng rất có ý nghĩa đối với bệnh nhân có răng mọc lệch, mọc không đúng hoặc hô, vẩu. Niềng răng làm hàm răng đều đẹp hơn và căn chỉnh trục chân răng thẳng đúng vị trí làm tăng lực nhai, đồng thời chỉnh vị trí khớp cắn về đúng tỷ lệ. Niềng răng tạo điều kiện thuận lợi cho hàm răng đều đặn khỏe mạnh và tạo sự hài hòa cân xứng của khuôn mặt được giới nha khoa thừa nhận. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những ý kiến thắc mắc cho rằng niềng răng sẽ làm yếu răng, gây sâu răng… Vậy thực sự niềng răng có làm răng yếu đi? Và có nên niềng răng hay không? tẩy trắng răng khi mang bầu có được không?
Niềng răng có làm răng yếu đi |
Niềng răng là gì?
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha sử dụng một số khí cụ gắn chặt vào răng để điều chỉnh vị trí răng về vị trí như mong muốn. Bác sĩ sẽ sử dụng lực kéo của dây cung được gắn vào các khe rãnh của mác cài để điều chỉnh lực kéo phù hợp và từ từ cho đến lúc răng về đúng vị trí thì mới tháo dụng cụ niềng răng ra khỏi hàm. Sau đó bệnh nhân chỉ cần đeo hàm duy trì theo lời dặn của bác sĩ để sở hữu hàm răng đều và đẹp.
Đối tượng nên niềng răng?
Niềng răng thực sự có hiệu quả với những trường hợp như: răng bị hô móm, răng bị thưa, răng mọc lệch lộn xộn, răng mọc sai khớp cắn….
Niềng răng không chỉ mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn khiến bạn tự tin hơn trong cuộc sống, giúp bạn thăng tiến trong công việc và hạnh phúc hơn với nụ cười luôn nở trên môi.
Niềng răng có làm răng yếu đi không?
Niềng răng không làm răng yếu đi nếu sức khỏe của người niềng răng tốt và được thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật của bác sĩ nha khoa. Nếu gặp phải bác sĩ có tay nghề chuyên môn kém, thiếu kinh nghiệm, trang thiết bị kém hiện đại thì có thể bạn sẽ gặp phải một sô tình huống xấu có thể xảy ra như sau:
Bác sĩ gắn mắc cài không đúng khiến dây cung và dây thun không tạo được lực kéo phù hợp khiến răng di chuyển lệch khỏi vị trí định ra ban đầu và có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của nướu.
Bác sĩ sử dụng lực kéo không đúng khiến răng di chuyển sai vị trí khiến bệnh nhân bị đau và ê buốt kéo dài. Dùng sai lực kéo có thể dẫn tới giảm tuổi thọ răng hoặc sai khớp cắn hay thậm chí có thể làm ảnh hưởng đến hệ thống nhai, khớp thái duowg và hàm sau này.
Khi hàm chưa ổn định sau đợt kéo trước mà thay dây thun và tăng lực kéo mới sẽ làm xương hàm tổn thương và yếu đi.
Trước khi niềng răng, bác sĩ không điều trị hết các bệnh về răng miệng khiến răng yếu hơn khi niềng.
Trong quá trình niềng răng, bệnh nhân không chăm sóc tốt cho răng miệng, không tuân theo lời dặn của bác sĩ, không kiêng ăn các thức ăn cứng làm răng dễ bị tổn thương dần dần khiến răng yếu đi.
Trên đây là một số thông tin niềng răng có làm răng yếu đi để các bạn có thể tham khảo trước khi tiến hành niềng răng. Mong rằng bài viết trên sẽ cung cấp cho các bạn thêm nhiều điều cần thiết giúp ích cho quá trình hoàn thiện nụ cười của mình.
Bài viết được trích nguồn tại: http://niengrangkhongmaccai.org
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
TG: VT