Tin mới

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2018

Những trường hợp nào nên bọc răng sứ?

Bọc răng sứ đang là một trong những cách làm đẹp răng được nhiều người nổi tiếng lựa chọn. Mặc dù có thể nhanh chóng sở hữu hàm răng trắng đẹp, sáng đều tự nhiên song không ít người vẫn ngần ngại chưa dám đi bọc răng sứ bởi lo sợ phương pháp này có thể mang lại tác dụng phụ hoặc biến chứng. Vậy, răng đã lấy tủy có nên bọc răng sứ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Những trường hợp nào nên bọc răng sứ?

– Răng bị sứt mẻ do tai nạn hoặc do sâu răng làm vỡ răng: răng sứt mẻ, nhất là ở răng cửa sẽ làm bạn mất đi sự tin khi giao tiếp, làm mất tính thẩm mỹ của hàm răng, vì vậy boc rang sứ sẽ giúp khôi phục lại hình dạng răng như ban đầu và thậm chí là còn đẹp hơn so với răng thật.

– Răng bị nhiễm màu, ố váng do dùng thuốc kháng sinh: nhiều trường hợp sau thời gian sử dụng thuốc kháng sinh làm răng bị ngã vàng và không thể khôi phục độ trắng bằng các phương pháp tẩy trắng răng thì phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ là phương pháp tối ưu phù hợp nhất cho bạn.


– Bọc răng bị sâu: đối với những người bị sâu răng, miếng vỡ quá lớn không thể trám được nữa, nếu trám thì vẫn dễ bị sút miếng trám. Lúc này bọc răng sứ giúp bạn lấy lại hàm răng thẩm mỹ, đồng thời giúp bảo vệ chiếc răng sâu bằng lớp mão sứ bọc xung quanh.

– Răng thưa hoặc bị mất một hay nhiều răng sẽ tạo ra khoảng trống trên răng, dễ làm suy yếu răng lân cận, tạo điều kiện cho mảng bám hình thành. Như vậy cần boc rang sứ để che khít kẽ hở răng, giúp hàm răng đều đẹp hơn, đồng thời giúp các răng gắn kết chắc với toàn hàm hơn.

– Răng đã bị chết tủy: trường hợp này răng không còn được máu nuôi trực tiếp nữa, vì vậy để bảo vệ răng chết tuỷ không bị nứt gãy thì bọc răng sứ là phương pháp để giúp răng chết tủy bền lâu hơn vì khi răng chết tủy sẽ không còn tính đàn hồi mà trở nên giòn và dễ gãy hơn những răng bình thường.

Bọc răng sứ diễn ra theo quy trình nào?

Trong tất cả các trường hợp, việc phục hình bằng cách bọc răng sứ bắt buộc trải qua các công đoạn:

- Sửa soạn răng bọc sứ: Thăm khám và điều trị triệt để bệnh lý răng nếu có, đảm bảo răng không còn nguy cơ bệnh lý nào khác (điều trị sâu răng, viêm tủy, bệnh nha chu….). Răng được mài cùi nhỏ nhằm sửa soạn cho việc chụp bọc mão sứ lên được sát khít, không cộm cấn.


- Lấy dấu hàm gửi về labo và đưa dữ liệu xử lý qua hệ thống CAD/CAM.

- Chế tạo răng sứ qua hệ thống máy mài CEREC.

- Bọc chụp và cố định răng sứ trên trụ thân răng, chỉnh sửa khớp cắn.
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments
Item Reviewed: Những trường hợp nào nên bọc răng sứ? 9 out of 10 based on 10 ratings. 9 user reviews.
Scroll to Top