Trám răng có đau không? Trám răng là kỹ thuật nha khoa phổ biến hiện nay, được thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả cao. Trám răng được áp dụng trong những trường hợp răng sâu bị nứt mẻ, răng bị chấn thương do tai nạn,...giúp khôi phục thẩm mỹ, ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, có nhiều băn khoăn về quy trình thực hiện của phương pháp này. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Trám răng bằng các vật liệu trám phổ biến* |
Trám răng là gì?
Trám răng là một kỹ thuật phổ biến và tương đối đơn giản trong nha khoa, có tác dụng phục hồi lại hình dáng của những chiếc răng bị sâu, sứt mẻ. Thông thường, vật liệu được sử dụng trong phương pháp hàn trám răng là Composite, Amalgam, vàng, bạc, đồng…Phổ biến nhất vẫn là vật liệu Composite, được các chuyên gia đánh giá có màu sắc tự nhiên, không gây kích ứng với cơ thể.
Với phương pháp hàn trám răng, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch vùng răng bị tổn thương rồi cho vật liệu trám bít kín, khôi phục lại hình dáng ban đầu của răng, đảm bảo chức năng ăn nhai, thu hẹp vùng răng bị tổn thương.
Trám răng không gây đau nhức nếu thực hiện đúng kỹ thuật* |
Trám răng có đau không?
Trong nha khoa, trám răng không phải là kỹ thuật khó, quy trình thực hiện nhanh chóng và đơn giản. Tùy thuộc vào tình trạng răng của bạn mà phương pháp sẽ can thiệp vào vị trí răng bị tổn thương nhiều hay ít. Cũng chính vì thế mà trám răng có đau không cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Trường hợp chỉ tiến hành trám răng thẩm mỹ nếu răng thưa, hở kẽ hoặc răng bị sứt mẻ ít thì chỉ cần làm sạch vùng răng cần trám rồi đắp vật liệu trám. Thời gian thực hiện nhanh chóng, không gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu.
Với trường hợp bị sâu răng nặng, răng mẻ lớn ảnh hưởng đến tủy. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy trước rồi mới thực hiện hàn trám. Khi điều trị tủy, bạn sẽ có cảm giác hơi nhói và ê buốt. Tuy nhiên vì trước đó bác sĩ đã tiêm thuốc tê nên cảm giác đau nhức cũng không quá khó chịu.
Trám răng có đau không trên thực tế còn phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ, công nghệ điều trị tại nha khoa. Một bác sĩ có nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao không chỉ kiểm soát và hạn chế thấp nhất đau nhức đối với người có cơ địa nhạy cảm mà còn giúp miếng trám bám chắc chắn vào răng, đảm bảo thẩm mỹ, ăn nhai lâu dài.
Quy trình trám răng nhanh chóng* |
Quy trình trám răng tại nha khoa uy tín
Bước 1: Khám, tư vấn
Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được thăm khám tổng quát răng miệng để đánh giá mức độ hư tổn của răng, vị trí răng cần trám. Một vài trường hợp răng sâu, chấn thương nặng cần điều trị tủy, bác sĩ sẽ chụp X-Quang nhằm đánh giá kỹ lưỡng tình trạng răng, từ đó đưa ra giải pháp nhằm mang lại hiệu quả với chi phí tối ưu nhất.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng
Bước vệ sinh răng miệng có ý nghĩa quan trọng trong hầu hết mọi kỹ thuật điều trị nha khoa, và tất nhiên trám răng cũng không thể bỏ qua bước này. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ không chỉ ngăn ngừa được tình trạng lây nhiễm chéo mà còn mang lại kết quả điều trị tốt nhất.
Bước 3: Hàn trám cho răng
Sau khi làm sạch vùng răng cần trám, bác sĩ sẽ tạo hình xoang trám. Tiếp theo, phủ từng lớp vật liệu trám lên trên và chiếu đèn quang trùng hợp để làm khô, đông cứng vật liệu trám. Cuối cùng, làm nhẵn, đánh bóng bề mặt miếng trám để ăn nhai thoải mái hơn.
Sau khi hoàn tất trám răng thẩm mỹ, răng sẽ được phục hình lại như ban đầu nên bạn có thể tự tin trong sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, để vật liệu trám duy trì lâu bền, hãy thăm khám nha khoa định kỳ cũng như có chế độ vệ sinh răng miệng, ăn uống khoa học. Điều này có thể giúp giảm thiểu trám răng có đau không sau khi thực hiện.